Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh là thủ tục hành chính đơn giản và phổ biến được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền.

Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh được dùng rộng rãi ở nước ta. Khách hàng thường đăng ký thủ tục thành lập hộ kinh doanh khi không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) để tránh phức tạp về thuế. Hoặc cá nhân, hộ gia đình có mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít. Để hiểu rõ hơn về thủ tục này. Các bạn hãy cùng Luật Gia Long tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

1. Căn cứ pháp lý

Thông tư 85/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính

Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ

thủ tục thành lập hộ kinh doanh

2. Hồ sơ thủ tục thành lập hộ kinh doanh

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

3. Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh

– Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

– Khi tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

– Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

– Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

4. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký thủ tục thành lập hộ kinh doanh

– Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh trừ các trường hợp sau đây:

+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

– Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

– Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

5. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh

– Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế. Các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh. Với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án . Và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

– Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh. Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

– Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thủ tục thành lập hộ kinh doanh mà Luật Gia Long đã tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đang tìm hiểu về nghiệp vụ này. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể. Quý khách có thể liên hệ với Luật Gia Long theo thông tin sau:

+ Hotline: 0352 276 247

+ Zalo: 0944 968 222

+ Email: [email protected]

=>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 144/1/7 Bình Lợi, Phường 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 1, Tòa nhà K300 Office, Số 51 Thép Mới, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247
Email: [email protected]

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận