Thủ tục xin giấy phép sản xuất phim ảnh

Thủ tục xin giấy phép sản xuất phim ảnh chắc hẳn không còn xa lạ gì với những doanh nghiệp điện ảnh muốn kinh doanh sản xuất phim.

Muốn tạo ra một tác phẩm điện ảnh cần rất nhiều yếu tố từ nội dung, kịch bản, diễn viên,… Và cả một quá trình quay dựng kì công. Tuy nhiên để tạo ra một bộ phim hoàn chỉnh cần được sự cho phép của pháp luật. Chính vì vậy thủ tục xin giấy phép sản xuất phim ảnh là điều bắt buộc. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này. Hãy cùng Luật Gia Long tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 ngày 6 tháng 2009. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009.

– Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009. Có hiệu lực từ ngày 07 tháng 7 năm 2010.

– Thông tư số 11/2011/TT-BVHTTDL ngày 19 tháng 9 năm 2011. Hướng dẫn thực hiện một số quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực điện ảnh. Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2011.

– Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008 về Ban hành Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim.

2. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Cục Điện ảnh.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điện ảnh.

giấy phép sản xuất phim

3. Điều kiện cấp giấy phép sản xuất phim ảnh

– Doanh nghiệp có vốn pháp định là 200.000.000 đồng. Được xác nhận bằng văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp điện ảnh có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp. Có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động điện ảnh

– Văn bản chứng minh vốn pháp định của doanh nghiệp gồm một trong những văn bản sau:

+ Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một hoặc hai thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức;

+ Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên;

+ Bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mà chủ sở hữu là cá nhân.

4. Thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện thủ tục xin giấy phép sản xuất phim ảnh

Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất phim;

– Bản sao giấy chứng nhận thường trú tại Việt Nam của người được đề nghị làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Báo cáo tài chính năm liền kề hoặc Giấy xác nhận ký quỹ tại ngân hàng 1 tỷ đồng;

– Hồ sơ năng lực công ty;

– CMND, hộ khẩu, sơ yếu lý lịch, bằng cấp của Giám đốc công ty.

Trình tự thực hiện:

– Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép sản xuất phim ảnh nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Cục Điện ảnh.

– Cục Điện ảnh cấp Giấy phép phổ biến phim. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

– Thời hạn giải quyết 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phim trình duyệt.

5. Lưu ý một số hành vi bị cấm, không được cấp giấy phép sản xuất phim ảnh

Theo Luật điện ảnh 2006 sửa đổi, bổ sung 2020 ở Điều 11 quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh như sau:

– Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

– Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và Nhân dân các nước. Kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.

– Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước. Bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại. Bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

– Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng. Xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc. Vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thủ tục xin giấy phép sản xuất phim ảnh mà Luật Gia Long đã tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đang tìm hiểu về nghiệp vụ này. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể quý khách có thể liên hệ với Luật Gia Long theo thông tin sau:

+ Hotline: 0352 276 247

+ Zalo: 0944 968 222

+ Email: [email protected]

=>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập trung tâm môi giới việc làm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 144/1/7 Bình Lợi, Phường 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 1, Tòa nhà K300 Office, Số 51 Thép Mới, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247
Email: [email protected]

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận