Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh là nghiệp vụ thường được yêu cầu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Theo luật pháp quy định hiện hành của nước ta. Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh các ngành nghề không nằm trong danh mục cấm. Trên giấy phép đăng ký doanh nghiệp không hiển thị ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên phải ghi rõ ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ doanh nghiệp. Chính vì vậy khi doanh nghiệp thay đổi ngành nghề kinh doanh cần làm thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Căn cứ pháp lý
– Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính. Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Hồ sơ thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Để thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Doanh nghiệp cần tra cứu ở các văn bản pháp luật. Để điền đầy đủ các thông tin trong hồ sơ. Thủ tục hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm những thông tin chi tiết như sau:
– 01 Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu của luật quy định.
– 01 Quyết định/Nghị quyết và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty
– 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp 01 Giấy ủy quyền
– 01 Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có)
3. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
– Có hồ sơ hợp lệ (có đầy đủ các loại giấy tờ như đã nêu tại thành phần hồ sơ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật);
– Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
4. Quy trình thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh và Đầu tư doanh nghiệp cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký khi có thay đổi. Nội dung Thông báo gồm:
– Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
– Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh và Đầu tư doanh nghiệp thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
– Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh và Đầu tư doanh nghiệp trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh và Đầu tư doanh nghiệp cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
5. Mức phạt không thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh 2022
Theo quy định tại Điều 32, Chương II Luật Doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức thay đổi ngành nghề kinh doanh phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày (tính từ thời điểm có thay đổi). Nếu trong thời hạn này, cá nhân, tổ chức không gửi thông báo. Sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm như sau:
– Quá thời hạn từ 01 đến 30 ngày doanh nghiệp bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000
– Quá thời hạn từ 31 đến 90 ngày doanh nghiệp bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000
– Quá thời hạn từ 91 ngày trở lên bị phạt từ tiền 2.000.000 đến 5.000.000
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh mà Luật Gia Long đã tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đang tìm hiểu về nghiệp vụ này. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể quý khách có thể liên hệ với Luật Gia Long theo thông tin sau:
+ Hotline: 0352 276 247
+ Zalo: 0944 968 222
+ Email: [email protected]
=>>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 144/1/7 Bình Lợi, Phường 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 1, Tòa nhà K300 Office, Số 51 Thép Mới, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247
Email: [email protected]