Thủ tục thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng sống

Thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng sống là hoạt động cần thiết, hướng dẫn rất nhiều kỹ năng cần thiết cho con người.

Vậy thủ tục thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng sống như thế nào? Quy trình ra sao? Cần những điều kiện gì? Các bạn hãy cùng Luật Gia Long tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

1. Căn cứ pháp lý

– Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

thủ tục thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng sống

2. Điều kiện thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng sống

2.1. Cơ sở vật chất

– Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng. Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.

– Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

2.2. Giáo viên

– Có đủ điều kiện về sức khoẻ.

– Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

2.3. Giáo trình, tài liệu

– Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.

3. Nguyên tắc hoạt động trung tâm đào tạo kỹ năng sống

– Hoạt động giáo dục kỹ năng sống góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho người học; có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

– Cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về các nội dung giáo dục, chất lượng giáo dục kỹ năng sống.

– Không vi phạm Quy định về dạy thêm, học thêm.

– Người học tham gia trên tinh thần tự nguyện.

4. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục hoạt động trung tâm đào tạo kỹ năng sống

4.1. Thẩm quyền cấp phép hoạt động

– Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp phép hoạt động đối với các đơn vị theo quy định;

– Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng cấp phép cho các đơn vị thuộc trường hoạt động trong khuôn viên của trường.

4.2. Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động

– Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống;

– Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống;

– Giấy phép đăng ký kinh doanh;

– Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống;

– Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

4.3. Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động:

– Đơn vị lập hồ sơ xin cấp phép gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra các điều kiện hoạt động để quyết định cấp phép hoặc không cấp phép. Trường hợp không đồng ý cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng sống

5.1. Thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động:

– Giám đốc sở giáo dục và đào tạo xác nhận đăng ký hoạt động đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học và các đơn vị thuộc trường đại học, cao đẳng đặt ngoài khuôn viên của trường.

– Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện xác nhận đăng ký hoạt động đối với nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú và trung tâm học tập cộng đồng.

5.2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của các cơ sở giáo dục

– Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống;

– Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống;

– Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

5.3. Trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký hoạt động thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng sống

– Cơ sở giáo dục lập hồ sơ gửi cho cơ quan có thẩm quyền;

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của cơ sở giáo dục với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho cơ sở giáo dục. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là thủ tục thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng sống mà Luật Gia Long đã tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể. Quý khách có thể liên hệ với Luật Gia Long theo thông tin sau:

+ Hotline: 0352 276 247

+ Zalo: 0944 968 222

+ Email: [email protected]

=>>> Xem thêm: Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 144/1/7 Bình Lợi, Phường 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 1, Tòa nhà K300 Office, Số 51 Thép Mới, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247
Email: [email protected]

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận