Thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp

Thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp là một trong các nghiệp vụ phổ biến và xảy ra khá thường xuyên trong thời điểm hiện nay.

Liệu thay đổi loại hình doanh nghiệp có ảnh hưởng đến nhiều quyền lợi của công ty như trước khi thay đổi không? Thủ tục này có tốn kém và mất nhiều thời gian không? Bao gồm những bước thực hiện nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này. Hãy cùng Luật Gia Long tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé. Gia Long sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp.

1. Cơ sở pháp lý thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp

– Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

– Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

– Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

– Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

– Thông tư số 176/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính 23/10/2012 về mức thu phí và lệ phí Đăng ký Kinh doanh.

2. Thay đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp. Để phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Mà không phải hoàn toàn chấm dứt hoạt động.

Doanh nghiệp phải có đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp mới có quyền được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì buộc phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác nếu không muốn bị buộc phải giải thể.

thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp

3. Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

– Chuyển đổi loại hình từ Doanh nghiệp tư nhân sang Công ty TNHH một thành viên

– Chuyển đổi loại hình từ Doanh nghiệp tư nhân sang Công ty TNHH hai thành viên

– Chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH một thành viên sang Công ty TNHH hai thành viên

– Chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH một thành viên sang Công ty cổ phần

– Chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên sang Công ty TNHH một thành viên

– Chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên sang Công ty cổ phần

– Chuyển đổi loại hình từ Công ty cổ phần sang Công ty TNHH hai thành viên

– Chuyển đổi loại hình từ Công ty cổ phần sang Công ty TNHH một thành viên

Một số trường hợp không thể làm thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp:

– Doanh nghiệp tư nhân không được chuyển trực tiếp thành Công ty cổ phẩn. Muốn chuyển đổi thì phải làm theo quy trình từ Doanh nghiệp tư nhân sang Công ty TNHH sau đó mới có thể chuyển đổi thành Công ty cổ phần.

– Công ty cổ phần và công ty TNHH không thể chuyển đổi thành Doanh nghiệp tư nhân.

– Công ty có từ dưới 2 thành viên thì không thể chuyển đổi thành Công ty cổ phần.

– Công ty muốn chuyển sang loại hình khác phải đáp ứng đầy đủ điều kiện của loại hình đó do pháp luật quy định.

4. Hồ sơ thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc thay đổi của:

+ Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên)

+ Hội đồng thành viên của công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên)

+ Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)

– Điều lệ công ty (đối với công ty TNHH và công ty cổ phần)

– Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần)

– Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư

– Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư mới: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác còn hiệu lực

– Đối với nhà đầu tư là pháp nhân thì cần có: Bản sao quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác;

–  Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì những giấy tờ cá nhân cần phải được Hợp pháp hóa lãnh sự

Kèm theo một số giấy tờ:

+ Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

+ Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó.

5. Quy trình thực hiện thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp

– Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

– Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh

– Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

– Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

Lệ phí: 200.000/lần

Trên đây là các thông tin cơ bản về thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp mà Luật Gia Long đã tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp ích cho quý khách hàng. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể quý khách có thể liên hệ với Luật Gia Long theo thông tin sau:

+ Hotline: 0352 276 247

+ Zalo: 0944 968 222

+ Email: [email protected]

=>>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi thành viên công ty

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 144/1/7 Bình Lợi, Phường 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 1, Tòa nhà K300 Office, Số 51 Thép Mới, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247
Email: [email protected]

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận