Thành lập trung tâm dạy trẻ tự kỷ – Thủ tục cần biết

Thủ tục thành lập trung tâm dạy trẻ tự kỷ

Thủ tục thành lập trung tâm dạy trẻ tự kỷ là bước đệm quan trọng khi muốn hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

Giống như mọi hoạt động giáo dục khác. Khi bạn muốn thành lập trung tâm dạy trẻ tự kỷ cũng cần được pháp luật cho phép. Vậy hồ sơ của thủ tục này như thế nào? Quy trình thực hiện ra sao? Pháp luật quy định về thủ tục thành lập trung tâm dạy trẻ tự kỷ như thế nào? Các bạn hãy cùng Luật Gia Long tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định số 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

– Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH. Quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;

– Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hoà nhập đối với người khuyết tật;

– Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật;

– Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

thành lập trung tâm dạy trẻ tự kỷ

2. Tự kỷ là gì?

– Tự kỷ (còn được gọi là “rối loạn phổ tự kỷ”) là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và làm ảnh hưởng đến người khác

– Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời: “Tôi khẳng định người tự kỷ là người khuyết tật, thời gian gần đây số lượng người tự kỷ gia tăng rất nhanh. Chúng tôi đã quy định trong thông tư 01 năm 2019, nhưng vì quy định mới quá nên chắc chưa triển khai triệt để được đến cơ sở”.

– Cụ thể trong Thông tư Số: 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 01 năm 2019 quy định rằng: Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm thì quy vào nhóm khuyết tật khác.

3. Điều kiện thành lập trung tâm dạy trẻ tự kỷ

– Có đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập. Trong đó xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ;

– Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương. Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương;

– Có trụ sở làm việc hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng trụ sở; trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật;

– Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.

4. Hồ sơ thành lập trung tâm dạy trẻ tự kỷ

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục

Hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;

– Đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

– Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực).

5. Trình tự thực hiện thủ tục thành lập trung tâm dạy trẻ tự kỷ

– Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Nội vụ để thẩm định;

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan có tổ chức thẩm định. Nội dung thẩm định gồm: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, phạm vi, đối tượng, tên gọi, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức; cơ chế tài chính của trung tâm; điều kiện bảo đảm hoạt động khi được thành lập; tính khả thi của việc thành lập trung tâm; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm;

– Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau. Sở Nội vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập có văn bản giải trình bổ sung làm rõ và báo cáo Sở Nội vụ;

– Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định. Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm. Nếu không đồng ý thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

6. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm dạy trẻ tự kỷ

– Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;

– Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng. Để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;

– Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;

– Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;

– Cung cấp nội dung, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thủ tục thành lập trung tâm dạy trẻ tự kỷ mà Luật Gia Long đã tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đang tìm hiểu về nghiệp vụ này. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể quý khách có thể liên hệ với Luật Gia Long theo thông tin sau:

+ Hotline: 0352 276 247

+ Zalo: 0944 968 222

+ Email: [email protected]

=>>> Xem thêm: Thành lập trung tâm môi giới việc làm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 144/1/7 Bình Lợi, Phường 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 1, Tòa nhà K300 Office, Số 51 Thép Mới, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247
Email: [email protected]

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận