Thuật ngữ pháp lý là từ ngữ dùng để chỉ về những khái niệm thường dùng trong Khoa học pháp lý hoặc các văn bản pháp luật.
Nó dùng để mô tả, thể hiện một cách khái quát các nội dung, trạng thái pháp lý. Để tìm hiểu và sử dụng pháp luật trong thực tế. Đầu tiên các bạn cần biết được hệ thống các thuật ngữ pháp lý chuyên ngành. Tuy nhiên các thuật ngữ này rất đa dạng và khó nâm bắt. Hiểu được điều đó trong bài viết sau đây Luật Gia Long sẽ tổng hợp một số thuật ngữ pháp lý cơ bản nhất để các bạn dễ tiếp cận với lĩnh vực này nhé.
Mục lục bài viết
1. Luật
Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành. Có hiệu lực pháp lý cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp.
Luật quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.
2. Thuật ngữ pháp lý “Pháp luật”
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi nhân dân trong xã hội. Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
3. Quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung. Có hiệu lực bắt buộc chung. Được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định. Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Quy phạm pháp luật là đơn vị cơ bản của pháp luật bao gồm chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp luật. Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật.
4. Chế định pháp luật
Chế định pháp luật hay định chế pháp luật hoặc chế định là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật. Chế định có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Nghĩa rộng là các yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội. Nghĩa hẹp là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý.
5. Thuật ngữ pháp lý “Hệ thống pháp luật”
Hệ thống pháp luật là thuật ngữ pháp lý bao gồm tập hợp tất cả các quy phạm, văn bản pháp luật tạo thành một cấu trúc tổng thể, được phân chia thành các bộ phận có sự thống nhất nội tại theo những tiêu chí nhất định như bản chất, nội dung, mục đích. Hệ thống pháp luật bao gồm hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống cấu trúc bên ngoài.
– Hệ thống cấu trúc bên trong là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau. Được phân chia thành các ngành luật. Mỗi ngành luật lại được cấu tạo bởi một bộ phận các quy phạm pháp luật có sự thống nhất nội tại, có chung đối tượng và phương pháp điều chỉnh. Trong mỗi bộ phận lại được phân bổ thành những bộ phận nhỏ hơn hợp thành các chế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật lại được hình thành từ các quy phạm pháp luật;
– Hệ thống cấu trúc bên ngoài là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng. Hệ thống cấu trúc bên ngoài được phân định thành các văn bản luật và văn bản dưới luật.
6. Tư cách pháp lý
Tư cách pháp lý là tư cách của cá nhân, pháp nhân, tổ chức hay các chủ thể khác khi tham gia vào một hoặc nhiều quan hệ pháp luật nhất định. Tư cách pháp lý cũng chính là địa vị pháp lý thể hiện vị trí, vai trò của chủ thể đó trong quan hệ pháp luật và đi liền với nó là quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh. Tư cách pháp lý là nền tảng để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người và cũng là điểm xuất phát để gỡ rối tranh chấp trong tố tụng.
7. Thuật ngữ pháp lý “Pháp nhân”
Pháp nhân là một định nghĩa trong luật pháp về một thực thể mang tính hội đoàn. Thường dùng trong luật kinh tế.
Pháp nhân là tổ chức có đủ các điều kiện sau đây:
– Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan;
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Trên đây là một số thuật ngữ pháp lý cơ bản mà Luật Gia Long đã tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể quý khách có thể liên hệ với Luật Gia Long theo thông tin sau:
+ Hotline: 0352 276 247
+ Zalo: 0944 968 222
+ Email: [email protected]
=>>> Xem thêm:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 144/1/7 Bình Lợi, Phường 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 1, Tòa nhà K300 Office, Số 51 Thép Mới, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247
Email: [email protected]